CÁCH XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN

Công ty tôi là 1 đại lý cho 1 công ty khác. Hiện nay, công ty tôi đang nợ nhà cung cấp khoảng gần 200 trieu. số nợ này là số nợ quá hạn. Trong hợp đồng trước kia ký là thanh toán trong vòng 45 ngày kể từ ngày giao hàng. hiện nhà cung cấp đang hoàn thiện thủ tục để kiện công ty tôi về số nợ quá hạn trên.

Vậy nếu ra tòa bên công ty tôi phải làm như thế nào?

Câu hỏi:

Công ty tôi là 1 đại lý cho 1 công ty khác. Hiện nay, công ty tôi đang nợ nhà cung cấp khoảng gần 200trieu. số nợ này là số nợ quá hạn. Trong hợp đồng trước kia ký là thanh toán trong vòng 45 ngày kể từ ngày giao hàng. Hiện nhà cung cấp đang hoàn thiện thủ tục để kiện công ty tôi về số nợ quá hạn trên. Vậy nếu ra tòa bên công ty tôi phải làm như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4, Điều 161 BLTTDS : “ Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Đồng thời pháp luật tố tụng dân sự cũng quy định những tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án gồm: 

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm

a) Mua bán hàng hoá;...(Điều 29 BLTTDS) 
Qua những vấn đề mà bạn đã trình bày ở trên, hiện nay công ty bạn đang nợ nhà cung cấp khoảng gần 200 triệu, và số nợ này đã quá hạn và xét theo những quy định pháp luật trên thì bên nhà cung cấp có quyền khởi kiện công ty bạn tại Tòa án. 

Trường hợp công ty bạn bị nhà cung cấp khởi kiện tại Tòa án và được Tòa án thụ lý thì: 

Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại là từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày thụ lý tùy theo tính chất phức tạp của vụ án. Thời hạn mở phiên tòa là 1 - 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. 

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải giữa công ty bạn và nhà cung cấp. Nếu các bên thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có bên nào thay đổi ý kiến thì Tòa án quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên. Nếu công ty bạn và nhà cung cấp không thỏa thuận được thì vụ án sẽ được đưa ra xét xử. 

Trong trường hợp của bạn nếu thua kiện, công ty bạn sẽ phải trả cho phía nhà cung cấp số tiền nợ là gần 200 triệu cộng thêm tiền lãi quá hạn (tính theo lãi suất ngân hàng) tính từ ngày hết thời hạn thanh toán, đồng thời công ty bạn sẽ phải chịu tiền án phí. 

Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa thường diễn ra trong thời gian dài và tương đối phức tạp, vì vậy công ty bạn và nhà cung cấp nên giải quyết vụ việc qua thảo luận, đàm phán tránh đưa vụ việc ra Tòa dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động cũng như uy tín của cả hai doanh nghiệp. 

DNG Business Chúc quý doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.