ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM QUÁN CÀ PHÊ TẠI ĐÀ NẴNG

"ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO QUÁN CÀ PHÊ TẠI ĐÀ NẴNG"Kinh doanh quán cafe đang là một trong những hướng phát triển đầy tiềm năng với ưu điểm là vốn đầu tư ban đầu thấp, lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Vậy khi kinh doanh quán cafe cần chuẩn bị những gì?

Kinh doanh loại hình dịch vụ ăn uống quán cà phê khi vào hoạt động cần có những giấy phép sau:

» Thứ 1: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán cà phê

» Thứ 2: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho quán cà phê tại địa điểm kinh doanh

Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. 

I.  ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

-  Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm:

  • Khu vực pha chế tách biệt với nhà vệ sinh: yêu cầu sạch sẽ, ngăn nắp
  • Nhà vệ sinh: chuẩn bị nước rửa tay, dụng cụ dọn vệ sinh
  • Có phòng thay đồ bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc: mua đồ bảo hộ cho nhân viên (găng tay, mũ, áo, tạp dề, khẩu trang…)
  • Nơi thu gom, xử lý chất thải: chuẩn bị dụng cụ dọn vệ sinh (chổi, cây lau nhà, thùng rác, ki hót rác…)
  • Phòng chống côn trùng và động vật gây hại: Kẹp chuột, thuốc diệt chuột, gián, muỗi, ruồi…
  • Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển,..được lau chùi sạch sẽ;
  • Bao bì/dụng cụ chứa đựng thực phẩm, nước;
  • Tất cả nguyên vật liệu không để dưới nền đất.

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

II. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ dưới đây và nộp cho cơ quan có thẩm quyền

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý. 

Hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Danh sách chủ cơ sở và nhân viên đã được tập huấn kiến thức ATTP (đóng dấu công ty)

Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban quản lý An toàn thực phẩm (đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng điện tử)

Địa chỉ: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng
Số 24 Đường Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ và địa điểm quán cà phê

Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ. 

Hồ sơ không hợp lệ: Có văn bản gửi cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

Hồ sơ hợp lệ:  Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. 

  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ban Quản lý An toàn thực phẩm  cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.  
  • Trường hợp kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.

Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.  Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm

III.  THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Đây là loại giấy chứng nhận có thời gian sử dụng cụ thể. Thời hạn của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm là 3 năm kế từ ngày được cấp phép. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện xin giấy phép lại trước khi hết hạn.

Nếu thời hạn có hiệu lực của Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm còn trước 6 tháng thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận.

IV.  MỨC PHẠT ĐỐI VỚI QUÁN CÀ PHÊ KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP ATTP

Hiện nay có quá nhiều quán cà phê, quán giải khát, nhà hàng, quán ăn được mở ra, trong số đó sẽ có những quán ăn không đảm bảo chất lượng, những nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy phép sản xuất hoặc không xuất trình được những giấy tờ nhập khẩu nguyên liệu hoặc có những quán ăn mở ra nhưng không xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì thế cơ quan nhà nước đã đưa ra những quy định xử phạt đối với những trường hợp trên.

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cơ sở vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng nguyên liệu thực phẩm có chứa tạp chất được đưa vào không bảo đảm an toàn thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng thực phẩm quá thời hạn cho phép khi kinh doanh.
  • Mức phạt tối đa Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Nghị định 155/2018/NĐ-CP)

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục xin cấp Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục xin cấp Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.


ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM QUÁN CÀ PHÊ TẠI ĐÀ NẴNG