Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ lưu trú khách sạn

Hiện nay, khách sạn thường kết hợp nhiều chức năng kinh doanh như lưu trú, giải trí, phục vụ ăn uống, tắm hơi massage,… Tuy nhiên, khi nhắc đến khách sạn, người ta thường nghĩ đến như một nơi để lưu trú ngắn hạn. Đối với chủ thể kinh doanh muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ của mình có thể thực hiện theo quy trình sau:

1.  Hồ sơ và Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu:

Theo bảng phân loại Nice thì dịch vụ lưu trú ngắn hạn (chỗ ở tạm thời) được phân vào nhóm 43.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

Gồm có: 

-    02 Tờ khai đăng kí theo mẫu quy định;

-   Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng kí. ( 09 mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu Spa định đăng ký );
Trong đó: 

  • Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
  • Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

-    Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý: Đối với đơn đăng kí nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài những giấy tờ trên còn thêm những giấy tờ sau:

-    Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

-    Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

-    Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)

-   Văn bản uỷ quyền cho công ty DNG Brand (trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện thủ tục nộp đơn thông qua đại diện của công ty DNG Brand).

2.  Quy trình thực hiện

Bước 1: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu

Trước khi nộp đơn, chủ sở hữu nên thực hiện tra cứu để biết được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình (không bắt buộc).

Quý khách có thể sử dụng dịch vụ của DNG Brand về tra cứ sơ bộ và tra cứu chuyên sâu (miễn phí). Sau khi có kết quả tra cứu, DNG Brand sẽ tư vấn, đưa ra phương án sửa đổi, bổ sung nhãn hiệu cho Quý khách hàng trong trường hợp cần thiết hoặc nhanh chóng hoàn thiện và nộp hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: 

Bước 2: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Doanh nghiệp sau khi chốt nhãn hiệu của mình, doanh nghiệp sẽ kê khai và hoặc thông qua đại diện sở hữu trí tuệ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Doanh nghiệp nộp đơn tại:

-    Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các địa điểm tiếp nhận đơn khác do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập (tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh):

  • 386 đường Nguyễn Trãi –  quận Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 - 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

-    Nộp qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên. Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

 Công văn nhận được lần 1: Kết quả thẩm định hình thức

Thời hạn thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

 Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Thời hạn công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

 Công văn lần 2: Kết quả thẩm định nội dung

Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn 

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

 Công văn 3: Cấp văn bằng nhãn hiệu độc quyền

Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

( Trên thực tế: thời gian xét nghiệm đơn đăng kí nhãn hiệu từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng thông thường kéo dài từ 15 – 18 tháng )

3.  Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: 

Khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về hiệu lực của văn bằng bảo hộ như sau:

" Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm".

Như vậy, thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu là 10 năm, tuy nhiên Doanh nghiệp có thể xin gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. 

Lưu ý: Nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ không thể sửa đổi sau khi đã được cấp văn bằng bảo hộ. Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ có thể thực hiện thay đổi tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ, thu hẹp phạm vi bảo hộ và sửa đổi bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẠI DNG BRAND

Trách nhiệm của DNG Brand trong việc thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

- Thực hiện việc tư vấn cho quý khách hàng về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ, tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

- Thực hiện soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ, mô tả nhãn hiệu nộp cho Cục SHTT

- Phối hợp theo dõi, phản hồi các công văn thông báo của Cục theo yêu cầu của Quý khách hàng

- Tư vấn pháp luật để nhận định nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ thành công khi đăng ký để có được khuyến nghị tốt nhất khi đăng ký bảo hộ cho quý khách hàng.

- Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;

- Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu;

- Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn đăng ký;

- Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;

- Bảo vệ quyền lợi của quý khách hàng, tư vấn bảo hộ của quý khách hàng trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến nhãn hiệu tại Đà Nẵng. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với DNG Brand qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Nhãn hiệu tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.

Liên hệ DNG Brand để ĐĂNG KÝ BẢO HỘ NHÃN HIỆU theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH DNG
Địa chỉ: 41 Phan Triêm, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng
Tel: 0236.3707404
Mobile: 0915.888.404
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.