Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư

>>>Xem thêm  THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI ĐÀ NẴNG<<

 
Tại Điều 34 Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định về chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án như sau:
 
“Điều 34. Chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án
 
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác.
 
2. Việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án không được ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và phải đáp ứng các Điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư, các Điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
 
3. Thỏa thuận về việc chuyển nhượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản ký kết giữa các bên trong hợp đồng dự án và bên nhận chuyển nhượng. Bên cho vay tham gia đàm phán thỏa thuận chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng vay.”
 
Tại Điều 15 Thông tư số 55/2016/TT-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư quy định nguồn vốn chủ sở hữu như sau:
 
“Điều 15. Nguồn vốn chủ sở hữu
 
1. Vốn chủ sở hữu của DN dự án
 
a) Vốn chủ sở hữu của DN dự án là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư cam kết góp vốn theo Điều lệ của DN dự án;
 
b) Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và phải được quy định trong hợp đồng dự án.
 
2. Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư
 
a) Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính năm gần nhất của nhà đầu tư đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán và báo cáo tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tại thời Điểm tham gia thực hiện dự án. Trường hợp nhà đầu tư là tổ chức mới thành lập trong năm, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào báo cáo tài chính đã được đơn vị kiểm toán độc lập kiểm toán từ thời Điểm thành lập đến thời Điểm tham gia dự án; đồng thời đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ phải có văn bản cam kết về đảm bảo đủ vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính của dự án.
 
c) Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phương án đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu theo cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh Mục dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời Điểm đàm phán hợp đồng dự án.”
 
Tại Khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT: “…
 
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
 
a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện khi chưa đủ các Điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ Điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;”
 
Tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư:
 
“3. Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư…
 
c) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
 
c.1) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế dự án đầu tư nộp từ ngày 1/7/2016 của cơ sở kinh doanh nhưng tính đến ngày nộp hồ sơ không góp đủ số vốn Điều lệ như đăng ký theo quy định của pháp luật thì không được hoàn thuế.”
  

 Theo Tạp chí thuế hoàn