Phân biệt Công ty TNHH hay Công ty Hợp danh

Chào luật sư, tôi đang muốn cùng hai người bạn thành lập công ty chuyên phân phối thiết bị điện tử. Tôi đang phân vân về việc lựa chọn loại hình công ty giữa công ty hợp danh và công ty TNHH. Xin quý luật sư tư vấn cho tôi để tôi có sự lựa chọn hợp lý nhất. Xin cảm ơn quý luật sư.

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi đang muốn cùng hai người bạn thành lập công ty chuyên phân phối thiết bị điện tử. Tôi đang phân vân về việc lựa chọn loại hình công ty giữa công ty hợp danh và công ty TNHH. Xin quý luật sư tư vấn cho tôi để tôi có sự lựa chọn hợp lý nhất. Xin cảm ơn quý luật sư.

Trả lời:

Bạn cùng với hai người bạn muốn thành lập công ty, do vậy nếu là công ty TNHH thì sẽ là công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Để bạn có thể có sự lựa chọn tốt nhất giữa hai loại hình công ty, chúng tôi xin đưa ra những điểm giống nhau và những điểm khác biệt cơ bản về hai loại hình công ty. 

Điểm giống: 

Đều do các tổ chức, cá nhân cùng nhau đóng góp thành lập. 

- Đều có tư cách pháp nhân. 

- Được quản lý bởi những người góp vốn vào công ty. 

- Lợi ích được hưởng từ lợi nhuận công ty tỷ lệ với số tiền đóng góp vào công ty. 

- Dễ dàng trong khâu quản lý và điều hành công ty. 

Điểm khác: 

- Công ty hợp danh không được huy động vốn qua việc phát hành chứng khoán. Trong khi đó công ty tnhh không được phát hành cổ phần nhưng lại được phát hành trái phiếu. 

- Công ty tnhh 2 thành viên chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn với số tài sản của mình tương ứng với số tiền đã đóng góp vào công ty. Điều này có 1 chút khác biệt so với công ty hợp danh, thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô thời hạn với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan còn các thành viên góp vốn trong công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn giống như công ty TNHH 2 TV. 

- Công ty tnhh có thể hoạt động ở tất cả các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh hiện nay. Trong khi đó công ty hợp danh chỉ được phát triển ở một số nghành nghề nhỏ liên quan đến các dự án công trình. 

- Công ty hợp danh có lợi thế trong việc vay vốn và hoãn nợ ngân hàng. Điều mà các công ty tnhh 2 thành viên không có được. 

- Người thành lập công ty hợp danh đều là những người đã có tên tuổi và uy tín trên thương trường (thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề) trong khi đó đối với công ty tnhh 2 thành viên có thể là những người mới bắt đầu xây dựng doanh nghiệp cho mình. 

Trên đây là ý kiến của chúng tôi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, mời bạn trực tiếp liên hệ với công ty để được tư vấn miễn phí, xin cảm ơn.