BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ NÔNG SẢN TẠI ĐÀ NẴNG

"BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ NÔNG SẢN TẠI ĐÀ NẴNG"- Nước ta là một nước nông nghiệp lúa nước từ thời sơ khai và ngày nay cũng vậy, rất nhiều những trang trại với những cánh đồng thẳng cánh cò bay.

Chính vì vậy, nông nghiệp chính là nguồn thu lớn nhất của nước ta. Ngày càng nhiều những công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh các loại nông sản ra đời. Nhưng để có thể đi vào hoạt động thì không thể thiếu được những giấy phép kinh doanh nông sản nói riêng và giấy phép kinh doanh nói chung.

Chính vì vậy, với kinh nghiệm nhiều năm, DNG Business sẽ đưa ra những hướng dẫn đăng ký giấy phép kinh doanh nông sản để mọi người cùng tham khảo.

BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ NÔNG SẢN TẠI ĐÀ NẴNG

I.ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGÀNH NÔNG SẢN

Khi một công ty muốn thành lập công ty để hoạt động trong lĩnh vực Nông Sản thì cần phải tiến hành đăng ký thành lập cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Tên doanh nghiệp: Theo quy định tên doanh nghiệp không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước đó; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, xã hội ..trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; hay cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

-   Địa chỉ trụ sở chính: Không được đặt tại chung cư và nhà tập thể;

Doanh nghiệp thuê trụ sở để làm trụ sở chính có thể yêu cầu bên cho thuê cung cấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thuận lợi trong việc kê khai thuế và phát hành hóa đơn sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.

-  Giấy tờ chứng thực cá nhân: Phải còn thời hạn (Với chứng minh nhân dân là 15 năm)

 Vốn điều lệ : Việc đăng ký vốn điều lệ sẽ không bắt buộc chứng minh tài chính, vốn thực có nên doanh nghiệp có thể chủ động đăng ký số vốn phù hợp với mình. Mức vốn điều lệ chỉ là căn cứ để xác định số thuế môn bài phải đóng hằng năm. Vốn điều lệ dưới 10 tỉ sẽ đóng 2 triệu, trên 10 tỉ là 3 triệu/1 năm

Ngành nghề đăng ký: Mã các ngành nghề Nông Sản được quy định trong Danh mục ngành nghề kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như sau:
 
Mã ngành Ngành nghề
0111 Trồng lúa.
0112 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác.
0113 Trồng cây lấy củ có chất bột.
0114 Trồng cây mía.
0117 Trồng cây có hạt chứa dầu.
0118 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh
0119 Trồng cây hàng năm khác.
0121 Trồng cây ăn quả
0122 Trồng cây lấy quả chứa dầu.
0123 Trồng cây điều.
0124 Trồng cây hồ tiêu.
0125 Trồng cây cao su.
0126 Trồng cây cà phê.
0127 Trồng cây chè.
0128 Trồng cây gia vị, cây dược liệu
0129 Trồng cây lâu năm khác.
0131 Nhân và chăm sóc cây giống hàng năm.
0132 Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm.
4620 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa); và động vật sống
4633 Bán buôn đồ uống
4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
0150 Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp.
1030 (Chính) Chế biến và bảo quản rau quả
1061 Xay xát và sản xuất bột thô
1062 Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột
4631 Bán buôn gạo
4632 Bán buôn thực phẩm
4690 Bán buôn tổng hợp
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5224 Bốc xếp hàng hóa
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
5621 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...)
5629 Dịch vụ ăn uống khác
5630 Dịch vụ phục vụ đồ uống
1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Ngoài những nhóm ngành trên thì doanh nghiệp có thể đăng kí thêm nhiều ngành nghề khác tùy theo nhu cầu kinh doanh của mình.

Điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh nông sản

Đăng ký giấy phép kinh doanh ở bất kỳ một ngành nghề nào cũng vậy, là một thủ tục pháp lý không thể bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh. Đối với kinh doanh nông sản cũng vậy, việc đăng ký và xin giấy phép kinh doanh nông sản là việc đầu tiên và quan trọng nhất. Có xin được giấy phép kinh doanh thì công ty, cơ sở của bạn mới có thể hoạt động được. Tuy nhiên để có đủ điều kiện để thực hiện những thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lại không hề đơn giản. Cụ thể phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, ngành Thuỷ sản và phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loại giống, từng cấp giống; bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;

  • Có cơ sở vật chất và trang, thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống, từng cấp giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành;

  • Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.

Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh gạo

Là mọt phần nhỏ nông sản, để kinh doanh gạo bạn cũng cần có giấy phép kinh doanh gạo nói riêng hay giấy phép kinh doanh nông sản nóng chung. Và để có giấy phép này doanh nghiệp của bạn cũng cần phải có một số điều kiện sau:

  • Được thành lập hợp pháp theo pháp lý nhà nước, đây là việc đầu tiên cần phải làm khi xin giấy phép kinh doanh gạo.

  • Có ít nhất 1 kho chuyên chứa

  • Có ít nhất 1 cơ sở chuyên xay xát và chế biến lúa gạo.

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp….

Chỉ khi cơ sở, công ty bạn đảm bảo được đầy đủ các yếu tố do pháp luật quy định thì việc xin giấy phép kinh doanh gạo mới trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Điều kiện kinh doanh, sản xuất giống cây trồng

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, nhận biết được bằng sự biểu hiện ra bên ngoài của các đặc tính do kiểu gen quy định. Nó cũng được phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau. Tuy nhiên không phải ai, cơ sở nào cũng có thể kinh doanh, sản xuất giống cây trồng được mà nó phải có đầy đủ yếu tố để xin được giấy phép kinh doanh giống cây trồng:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng

  • Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp, đảm bảo tiêu chuẩn do bộ nông nghiệp đề ra.

  • Có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với đặc tính của mỗi loại cây, do bộ Nông nghiệp yêu cầu.

  • Có nhân viên kỹ thuật đủ năng lực trình độ nhận biết và bảo quản các loại giống cây trồng.

  • Có hoặc thuê nhân viên kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm giống cây trồng.

Lưu ý khi xuất khẩu hàng nông sản

  • Đối với trường hợp xuất khẩu nông sản (trừ mặt hàng Gạo phải xin giấy phép) thì Công ty làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường. Ngoài ra Công ty cần liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết thêm các yêu cầu của nước nhập khẩu đối với mặt hàng xuất khẩu của công ty.
  • Về thủ tục, hồ xuất khẩu được thực hiện theo Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Yêu cầu về Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa phải kiểm dịch thực vật.

BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ NÔNG SẢN TẠI ĐÀ NẴNG

II.THỦ TỤC BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ BÁN BUÔN NÔNG SẢN

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư

Hồ sơ bổ sung ngành nghề Kinh doanh Dịch vụ vệ sinh gồm:

-   Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-1, Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT);

-   Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên; Quyết định của Chủ sở hữu đối với Công ty TNHH một thành viên về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh;

-   Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp nộp kèm theo: 

  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
  • Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp quy định tại Phụ lục II-18 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT.

-   Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ)

-   Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Địa chỉ: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành phố Đà Nẵng
Số 24 Đường Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

Bước 3: Nhận kết quả

  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ 
  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: kết quả nhận được là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. 

(Do từ ngày 01/07/2015, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp sẽ không thể hiện nội dung ngành nghề, do đó khi thay đổi ngành nghề thì doanh nghiệp sẽ chỉ nhận kết quả là Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà không cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.)

Thời gian xử lý: 03 ngày làm việc

Thông tin chi tiết và yêu cầu dịch vụ Bổ sung ngành nghề Kinh doanh Nông sản, quý khách hàng vui lòng liên hệ với DNG Business để được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên tận tình, giàu kinh nghiệm. 

Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn.