Công Ty Con Là Gì? Hồ Sơ Thủ Tục Thành Lập Công ty Con

Công ty con là gì? Hồ sơ thủ tục Thành lập Công ty con- Công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty.

Công ty góp vốn có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc tổng giám đốc, như vậy một công ty có thể có nhiều công ty con.

Xem thêm:

Cong-ty-con-la-gi.jpg

I.CÔNG TY CON LÀ GÌ?

Một công ty được coi là công ty mẹ của một công ty khi thuộc một trong các trường hợp như sau:

  • Sở hữu trên 50% vốn điều lệ công ty (Đối với công ty TNHH) hoặc sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông (Đối với công ty CP);
  • Có quyền bổ nhiệm các chức danh của công ty như: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc’
  • Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty;

Có thể hiểu công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. Như vậy một công ty có thể có nhiều công ty con nhưng 1 công ty con chỉ có 1 công ty mẹ.

II.TẠI SAO CẦN THÀNH LẬP CÔNG TY CON?

Đối với những công ty bên đa ngành nghề, thì việc hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành nghề trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh sẽ dẫn đến rất khó quản lý lợi nhuận, thu chi trong từng lĩnh vực.

Như vậy khi thành lập những công ty con, sẽ tạo nên những cá thể độc lập trong mỗi lĩnh vực, cộng với sự đầu tư tài chính cũng như máy móc, công nghệ từ công ty mẹ, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để công ty con có thể phát triển chuyên môn về một lĩnh vực hoạt động nhất định.

Trường hợp đặc biệt còn có rất nhiều công ty thành lập ra nhiều công ty con với lĩnh vực ngành nghề giống nhau, việc lập ra những công ty con như vậy, cũng như đang tạo một sự cạnh tranh nội bộ để cùng phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất cho tổng công ty, cũng như tất cả công con.

III.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY CON

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định

Bước 2 : Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh (đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng điện tử)

Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ

2.  Thành phần hồ sơ(mẫu quy định theo pháp luật)

Tùy theo các loại hình công ty mà Quý Khách hàng chọn, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ của công ty;
  • Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:

+   Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;

+   Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+  Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

3.  Nhận kết quả

  • Hồ sơ hợp lệ : Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Hồ sơ chưa hợp lệ: Nhận thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý:  Đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện thì người đại diện theo pháp luật nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy kèm theo Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh (có thể nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện) và nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

IV.CÁC THỦ TỤC SAU KHI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Quý doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục sau:

1.Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp đúng hạn sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả là: buộc phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.( Điều 26, Nghị định 50/2016/NĐ-CP)

2.Khắc dấu và thông báo đăng ký sử dụng mẫu dấu của công ty

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ tiến hành làm con dấu và nộp thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:   Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.

3.Đăng ký chữ ký số điện tử

Chữ ký số (hay còn gọi là token) là thiết bị không thể thiếu đối với 1 doanh nghiệp hiện tại. Từ ngày 01/7/2013, Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực quy định: các doanh nghiệp phải kê khai, nộp thuế qua mạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Mà ngay sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục khai báo thuế ban đầu và nộp thuế môn bài. Vì vậy, muốn thực hiện được việc kê khai thuế và nộp thuế qua mạng, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.

4.Mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên lựa chọn những ngân hàng có địa điểm gần trụ sở, và có nhiều phòng giao dịch để tiện cho việc thanh toán.

Lưu ý: Số dư trong trong khoản tối thiểu là 1.000.000 đồng.

5.Kê khai thuế và nộp thuế ban đầu

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tiến hành kê khai thuế thông qua tờ khai lệ phí môn bài, đăng ký nộp thuế điện tử và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

6.Thông báo tài khoản ngân hàng

Hiện nay theo quy định mới việc thông báo tài khoản ngân hàng không thực hiện tại cơ quan thuế. Vì vậy, sau khi doanh nghiệp mới được thành lập, cần thông báo đăng ký tài khoản ngân hàng tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư ngay sau khi doanh nghiệp đã có 1 tài khoản ngân hàng.

Lưu ý: Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng.

7.Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở

Doanh nghiệp có nghĩa vụ gắn tên tại trụ sở chính. Tên doanh nghiệp được gắn trên biển hiệu doanh nghiệp. Khi công ty bạn đặt biển hiệu công ty thì phải đảm bảo các nội dung quy định trên cũng như đảm bảo việc đặt biển không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hoả; không được lấn ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng. 

8.Phát hành hóa đơn GTGT

Từ ngày 01/11/2018, tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng hóa đơn điện tử, không đặt in hóa đơn GTGT như trước nữa. Trước khi sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp phải gửi Đơn đề nghị sử dụng hóa đơn tới Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

9.Khai thuế/Nộp thuế tháng-quý

Sau khi công ty hoạt động, sẽ phát sinh các khoản thuế sau: GTGT, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân…Các doanh nghiệp cần phải thực hiện kê khai thuế và nộp thuế hằng tháng/quý theo quy định của Luật Kế toán.

10.Báo cáo tài chính năm

Theo pháp luật hiện nay quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty hợp danh, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày – kể từ ngày kết thúc năm tài chính; còn đối với các doanh nghiệp khác còn lại, thời hạn gửi BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

V.KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG BUSINESS

Sau khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Quý khách hàng sẽ nhận được kết quả công việc như sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo cơ quan quản lý thuế;
  • Dấu tròn;
  • Phiếu công bố mẫu dấu;
  • Hồ sơ: Giấy đề nghị/điều lệ công ty.
  • Biên nhận công bố thành lập.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

VI.NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA DOANH NGHIỆP KHI TỰ TIẾN HÀNH THỦ TỤC

Các doanh nghiệp khi tự mình thực hiện các thủ tục đăng ký thành lập Công ty sẽ gặp một số khó khăn như sau: soạn thảo hồ sơ không đúng theo quy định pháp luật, không biết cách soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, dẫn đến việc chuyên viên sẽ có Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhiều lần, làm tốn thời gian, chi phí hơn, phải đi lại nhiều lần hơn.

Vì vậy, để không mất quá nhiều thời gian vào việc xác minh điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như chuẩn bị hồ sơ, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký doanh nghiệp của DNG Business.

VII.NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI DNG

Vì một thương hiệu DNG Business uy tín và thân thiện, DNG Business luôn cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với các giá trị như sau:

  • LINH HOẠT. Chúng tôi có kỹ năng làm việc qua email/zalo/điện thoại.
  • CHÍNH XÁC. Làm đúng nội dung, đúng trình tự và đúng phát luật.
  • PHÍ TỐT NHẤT. Khách hàng yên tâm với phí dịch vụ tốt nhất.
  • NHANH CHÓNG. Công việc tiến hành nhanh chóng và đúng hẹn.
  • TẬN NƠI. Chúng tôi không ngại di chuyển để hỗ trợ.
  • CHU ĐÁO. Tư vấn và nhắc nhở tận tình sau thành lập.
  • HẬU MÃI. Tư vấn miễn phí 12 tháng sau thành lập.
  • THÀNH CÔNG. DNG Business luôn theo đuổi cho đến thành công.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục thành lập Công ty tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục Thành lập Công ty.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.