ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

Đăng ký an toàn thực phẩm tại Đà Nẵng - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (hay còn gọi là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm) là một loại Giấy phép cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề liên quan đến thực phẩm. 

  • 1. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • 4. Lệ phí cấp Giấy phép ATTP;
  • 5. Mức phạt đối với Doanh nghiệp không có giấy phép ATTP.

=ĐĂNG KÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI ĐÀ NẴNG

HOTLINE: 0915 888 404

Hiện nay việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có đối với các đối tượng phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chuẩn bị đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động rồi phải bổ sung gấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. 

I.  ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm như là nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, dụng cụ phải đảm bảo an toàn, sạch sẽ..

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

II. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Bước 1: Tổ chức,cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cở sở đủ điều kiện ATTP tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ban quản lý An toàn thực phẩm.

Hồ sơ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận 

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp với loại thực phẩm của cơ sở sản xuất (có xác nhận của cơ sở).

3. Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức  an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở): 

  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Danh sách đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm có xác nhận của chủ cơ sở.
  • Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở)

4. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của cơ sở), bao gồm:

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; mô tả sản phẩm (nếu có)
  • Bản kê trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở; 
  • Bản sơ đồ mặt bằng ( sơ đồ thiết kế của cơ sở)

5. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.

  • Đối với cơ sở dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận (Có xác nhận của cơ sở); 
  • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống(Có xác nhận của cơ sở).

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ban Quản lý An toàn thực phẩm kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, có văn bản gửi cho cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3: Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành lập đoàn thẩm định và lập Biên bản thẩm định theo mẫu quy định. 

  • Trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu: trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ban Quản lý An toàn thực phẩm  cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.  
  • Trường hợp kết quả thẩm định chưa đạt yêu cầu và có thể khắc phục, đoàn thẩm định phải ghi rõ nội dung, yêu cầu và thời gian khắc phục vào Biên bản thẩm định với thời hạn khắc phục không quá 30 ngày.

Sau khi có báo cáo kết quả khắc phục của cơ sở, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Đoàn thẩm định đánh giá kết quả khắc phục và ghi kết luận vào biên bản thẩm định. Trường hợp kết quả khắc phục đạt yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.  Trường hợp kết quả khắc phục không đạt yêu cầu thì Ban Quản lý An toàn thực phẩm thông báo kết quả thẩm định cơ sở không đạt yêu cầu bằng văn bản cho cơ sở và cho cơ quan quản lý địa phương giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Bước 4. Trả Giấy chứng nhận cho cơ sở.

III. THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Theo quy định hiện hành thì có các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là: Bộ Y Tế, Sở Y tế, Bộ Công Thương (Vụ Khoa học và Công nghệ), Sở Công thươngBộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn (Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).

Việc này gây nhiều khó khăn cho người xin giấy phép khi phải xác định cơ quan cấp Giấy phép. Vì vậy, cần căn cứ vào ngành nghề sản xuất, kinh doanh của cơ sở, sau đó đối chiếu với danh mục quản lý của từng bộ để xác định cơ quan cấp chứng nhận cho mình. 

IV.LỆ PHÍ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Phí Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Công Thương 1.000.000 đồng /lần/cơ sở
Phí Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn 700.000 đồng /lần/cơ sở
Phí Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên 1.000.000 đồng /lần/cơ sở

Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế, Bộ Công Thương:

- Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng /lần/cơ sở; - Đối với cơ sở sản xuất khác: 2.500.000 đồng /lần/cơ sở.
Thẩm định cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn: 700.000 đồng /lần/cơ sở

V.MỨC PHẠT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHÔNG CÓ GIẤY PHÉP ATTP

Cơ sở bị phạt từ 500.000 – 1.000.000 (nếu cấp xã quản lý); từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng (cấp quận huyện quản lý); từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng (cấp tỉnh) đối với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hoặc có nhưng đã hết thời hạn trên 03 tháng.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về thủ tục xin cấp Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục xin cấp Giấy phép Vệ sinh An toàn thực phẩm.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.