Dịch vụ báo cáo tác động môi trường tại Đà Nẵng

Dịch vụ báo cáo tác động môi trường tại Đà Nẵng Khi quý doanh nghiệp đang trong giai đoạn xin giấy phép xây dựng chắc hẳn sẽ quan tâm đến các thủ tục xin giấy phép môi trường:

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Lập bản kế hoạch bảo vệ môi trường

Lập hồ sơ nghiệm thu môi trường hoặc xin giấy phép khai thác nước ngầm

Giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận

1.Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.

Theo quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường 2014, việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (Khoản 2 Điều 19).

2.Vì sao phải báo cáo tác động môi trường (ĐTM)

Hiện nay, nhiều công trình xây dựng mọc lên nhanh chóng. Từ đó, môi trường phải chịu những biến đổi trực tiếp. Thực trạng đáng báo động hiện nay là vấn đề ô nhiễm môi trường đang leo thang. Bởi vậy, việc đánh giá tác động môi trường là rất cần thiết trước khi tiến hành bất cứ một dự án nào. Vậy, Lập báo cáo hoàn thành ĐTM để đáp ứng được các vấn đề sau:

  • Thực hiện chính sách phát triển KT-XH bền vững không làm ảnh hưởng đến môi trường.

  • Tạo nên hệ thống xã hội phát triển bền vững lâu dài với KT-XH và môi trường.

  • Để hoàn tất thủ tục pháp lý sau khi đã thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).

3.Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

 Bao gồm:

  • Nhóm dự án sử dụng đất liên quan đến các khu được xếp hạng cấp quốc gia.

  • Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Quốc Hội.

  • Dự án liên quan đến chuyển đổi đất rừng, đất trồng lúa.

  • Nhóm các dự án về xây dựng như: khu dân cư, kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, siêu thị, chợ, hệ thống nước, kênh mương,…

  • Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch ngói, sắt thép, nhựa, bê tông, gạch ốp,…

  • Nhóm các dự án về giao thông: công trình giao thông ngầm, cáp treo, đường sắt, đường ô tô, đường cao tốc, bến xe, cảng,…

  • Nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ như xây dựng nhà máy phóng điện hạt nhân, nhiệt điện, nhà máy phong điện, quang điện, thủy điện,…

  • Nhóm các dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt như cấp thoát nước phục vụ nông lâm ngư nghiệp, kè bờ sông, biển,…

  • Nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản như cát, sỏi đá, các loại vật liệu san lấp mặt bằng, đất hiếm, các khoáng chất có tính phóng xạ,…

  • Nhóm các dự án về dầu khí như xây dựng nhà máy, hoạt động khai thác…

  • Nhóm các dự án về xử lý, tái chế chất thải: chất thải rắn, chất thải nhựa, chất thải tái chế, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hay khu đô thị,…

  • Nhóm các dự án về cơ khí, luyện kim như xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất, sửa chữa,…

  • Nhóm các dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ

  • Nhóm các dự án sản xuất, chế biến thực phẩm: giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc,…

  • Nhóm các dự án chế biến nông sản: thuốc lá, tinh bột sắn, tinh bột các loại, các loại hạt như hạt điều, cà phê, cacao,…

  • Nhóm các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn chăn nuôi như nuôi trồng thủy sản, xây dựng chế biến thức ăn chăn nuôi,…

  • Nhóm dự án sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật như nhà máy sản xuất, kho chứa thuốc,…

  • Nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo như xây dựng cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc, sản xuất dược phẩm, thuốc thú y,…

  • Nhóm các dự án sản xuất giấy và văn phòng phẩm: giấy, bao bì cát tông các loại, …

  • Nhóm các dự án về dệt nhuộm và may mặc: xây dựng các cơ sở, nhà máy nhuộm, dệt, may mặc…

  • Nhóm các dự án khác như xây dựng cơ sở chế biến mủ cao su, vệ sinh súc rửa tàu, phá dỡ tàu cũ,..

Và được quy định cụ thể hơn tại Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

4.Hồ sơ, giấy tờ cần thiết lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Giấy tờ pháp lý

Bản vẽ

-  Giấy phép đầu tư/ Giấy phép kinh doanh

-  Thỏa thuận địa điểm xây dựng

-  Giấy phép sử dụng đất/ Hợp đồng thuê đất hoặc giấy có giá trị pháp lý tương đương

-  Hợp đồng đấu nối/ Biên bản thỏa thuận đấu nối nước thải vào khu công nghiệp.

-  Thuyết minh dự án đầu tư/ báo cáo nghiên cứu khả thi/ tài liệu tương đương của dự án.

-  Báo cáo khảo sát địa chất công trình

-  Các quyết định hoặc văn bản liên quan đầu tư dự án

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể

- Bản vẽ phân khu chức năng

- Bản vẽ vị trí

- Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải

- Bản vẽ thiết kế hệ thống xử lý nước thải

- Bản vẽ mặt cắt đứng

5.Cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc các Bộ khác

- Ủy ban nhân dân tỉnh

- Sở Tài nguyên và Môi trường

6.Dịch vụ tại DNG Business

DNG Business là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn môi trường. Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ thực hiện những công việc sau:

  • Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.

  • Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế – xã hội.

  •  Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.

  • Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.

  • Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

  • Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn. Xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu nhập, đánh giá nhanh.

  • Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường – xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án.

  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án.

  • Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường.

  • Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

  •  Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQVN phường, xã, thị trấn nơi thực hiện dự án.

  • Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Kinh nghiệm của DNG Business:

Quý doanh nghiệp cần tìm hiểu thêm về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM. Hãy liên hệ trực tiếp DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về thủ tục thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM tại Đà Nẵng.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình