Sự Khác Nhau Giữa Chi Nhánh Và Công Ty Con

Sự khác nhau giữa Chi nhánh Công ty và Công ty con- Thành lập Chi nhánh và Công ty con có gì khác nhau về mặt pháp lý, chức năng và nhiệm vụ. 

DNG Business xin chia sẻ bài viết dưới đây nhằm giúp Quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa Chi nhánh và Công ty con như sau:

Xem thêm:

1. Khái quát về công ty con và chi nhánh

a. Công ty con

Theo quy định của pháp luật thì công ty con là loại hình công ty do công ty mẹ chi phối bởi một trong các điều kiện như:

-   Công ty mẹ chi phối về vốn: sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty.

-   Công ty mẹ chi phối về quản trị: công ty mẹ có quyền bổ nhiệm các thành viên của Hội đồng quản trị và các chức danh quản lý công ty như Giám đốc hay Tổng giám đốc của công ty.

-   Công ty mẹ có quyền quyết định về việc thay đổi Điều lệ của công ty con.

+ Tùy thuộc vào từng loại hình của công ty con mà công ty mẹ có thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình đối với công ty con với tư cách là thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu của công ty con theo quy định pháp luật hiện hành.

+ Tuy nhiên khi thực hiện các giao dịch thì công ty mẹ, công ty con đều được thiết lập và thực hiện hiện một cách bình đẳng, độc lập theo các điều kiện áp dụng nhất định.

+ Nếu công ty mẹ mà can thiệp vào hoạt động của công ty con ngoài phạm vi thẩm quyền của mình hay buộc công ty con thực hiện các hoạt động mà trái với nguyên tắc kinh doanh thông thường mà gây thiệt hại thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó.

b. Chi nhánh Công ty

-  Còn mô hình chi nhánh công ty được công ty thành lập để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện, đây là đơn vị phụ thuộc của công ty. Chi nhánh được thực hiện hoạt động kinh doanh những ngành nghề phù hợp với những ngành nghề kinh doanh của công ty.

-  Chi nhánh được thực hiện kinh doanh phát sinh lợi nhuận mà công ty đăng ký kinh doanh nhưng không phải bất kỳ ngành nghề nào của công ty thì chi nhánh đều được thực hiện hoạt động kinh doanh mà tùy theo nhu cầu và điều kiện thì chi nhánh công ty sẽ thực hiện kinh doanh theo ủy quyền của doanh nghiệp.

2. Sự khác nhau giữa Chi nhánh Công ty và Công ty con

- Theo Luật doanh nghiệp 2014  thì giữa Chi nhánh và Công ty con có một số điểm khác biệt sau:

Tiêu chí so sánh Chi nhánh công ty Công ty con
Hình thức công nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Quy định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc. Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty

Được cấp một mã số độc lập

 

 Căn cứ theo các văn bản quy định về Thuế: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, Luật thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi bổ sung 2013, Nghị định 75/2002/NĐ-CP về Thuế môn bài,…thì dù thành lập dưới hình thức chi nhánh công ty hoặc công ty con thì vẫn phải đóng các loại thuế sau:

-   Thuế môn bài

-   Thuế giá trị gia tăng

-   Thuế thu nhập doanh nghiệp

-   Các loại thuế khác theo hoạt động của đơn vị bạn: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,…

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Các vấn đề liên quan đến Doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Doanh nghiệp.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.