Thủ Tục Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài

Thủ Tục Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài - Ngày nay, việc các tổ chức kinh tế, doanh nhân nước ngoài tham gia thành lập, đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần trong các doanh nghiệp tại nước ta không còn quá xa lạ.

Và xu hướng đó ngày một tăng theo làn sóng đầu tư và hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty Việt Nam.

Thủ Tục Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài

I. QUY ĐỊNH VỀ GÓP VỐN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Do vậy, cá nhân người nước ngoài có thể tiến hành đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

1.  Điều kiện của người nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp

Nhà đầu tư nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:

a. Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức

Nhà đầu tư nước ngoài phải có tài khoản “Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tất cả hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và những hoạt động khác của Nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Có các tài liệu sau:

-   Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, chi nhánh của các Tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam:

  • Bản sao hợp lệ Giấy phép thành lập và hoạt động/ Giấy CN ĐKKD/ Tài liệu tương đương do cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước tổ chức đó thành lập/ ĐKKD cấp/ Giấy ĐK Thuế của Cơ quan Thuế nơi tổ chức đó thành lập/ ĐKKD; Hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (nếu có CN tại Việt Nam).
  • Trường hợp Ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: Có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam.
  • Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

-   Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ:

  • Bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD/ Giấy Chứng nhận đầu tư trong trường hợp Giấy Chứng nhận Đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh;
  • Trường hợp Ủy quyền cho tổ chức đại diện tại Việt Nam: Có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của Nhà đầu tư nước ngoài cho tổ chức đại diện tại Việt Nam và bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam.
  • Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

-   Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là Quỹ đầu tư, Công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49% vốn điều lệ:

  • Bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của Công ty đầu tư chứng khoán; Giấy CN ĐKKD của Công ty quản lý quỹ và các tài liệu liên quan về việc thành lập Quỹ đầu tư chứng khoán.
  • Tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

b. Đối với Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

Nhà đầu tư nước ngoài phải có tài khoản “Góp vốn, mua cổ phần bằng đồng Việt Nam” mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Tất cả hoạt động mua, bán cổ phần, chuyển nhượng vốn góp, thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia, chuyển tiền ra nước ngoài và những hoạt động khác của Nhà đầu tư nước ngoài có liên quan đến đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam đều thông qua tài khoản này. Việc mở, đóng, sử dụng và quản lý tài khoản vốn đầu tư phải phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Có các tài liệu sau:

- Bản sao hợp lệ Hộ chiếu còn giá trị.

- Trường hợp Ủy quyền cho đại diện tại Việt Nam: Phải có thêm bản sao hợp lệ Văn bản về việc Ủy quyền của cá nhân nước ngoài cho đại diện tại Việt Nam, bản sao hợp lệ Giấy CN ĐKKD của tổ chức đại diện tại Việt Nam (trường hợp đại diện là tổ chức) và tài liệu liên quan đến người trực tiếp thực hiện giao dịch.

c. Các điều kiện liên quan khác

Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo thực hiện đầy đủ:

  • Các điều kiện áp dụng đối với Nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề.
  • Các điều kiện khác (nếu có) quy định trong điều lệ doanh nghiệp Việt Nam mà Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần và bảo đảm không trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Khi doanh nghiệp đăng ký thay đổi do chuyển nhượng vốn, bán cổ phần cho Nhà đầu tư nước ngoài, Phòng ĐKKD sẽ đề nghị doanh nghiệp xuất trình các tài liệu chứng minh Nhà đầu tư nước ngoài đã đáp ứng các điều kiện trên để kiểm tra.

2.  Tỷ lệ sở hữu của người nước ngoài

Nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào Việt Nam cần phải xét xem quy định trong Biểu cam kết WTO cho phép nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn với tỷ lệ phần vốn góp là bao nhiêu. Tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào từng loại ngành nghề nhà đầu tư dự định đầu tư.

Một số ngành nghề quy định trong Biểu cam kết WTO hạn chế tỷ lệ phần góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài như ngành dịch vụ giải trí nhà hát, nhạc sống, xiếc (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%), dịch vụ vận tải đường sắt (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%), kinh doanh trò chơi điện tử (phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%)…

Bên cạnh những hạn chế về tỷ lệ phần vốn góp được quy định tại Biểu cam kết WTO, pháp luật còn quy định riêng về tỷ lệ vốn góp trong lĩnh vực chứng khoáncổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước đối với nhà đầu tư nước ngoài.  

II. HÌNH THỨC GÓP VỐN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Đối với hình thức góp vốn

  • Công ty cổ phần: Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh: Góp vốn
  • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác

Đối với hình thức mua cổ phần, phần vốn góp:

  • Công ty cổ phần: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông
  • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên góp vốn của công ty hợp danh
  • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác .

III.  THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN, PHẦN VỐN GÓP

BƯỚC 1:

Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

a, Đối tượng áp dụng:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện 
  • Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh
  • Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới 51% lên 51% trở lên

Lưu ý: Người nước ngoài không thuộc trường hợp nêu trên đây thì chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên tại Phòng đăng ký kinh doanh-Sở KHĐT theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, không cần thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần phần vốn góp trừ trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu

b, Trình tự thủ tục:

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp (Mẫu I.4);
  • Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu;
  • Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương;

Lưu ý: Phải có tài khoản vốn đầu tư mở tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam đối với nhà đầu tư là tổ chức. Phải có tài khoản cá nhân tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam đối với nhà đầu tư là cá nhân

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Cơ quan giải quyết: Sở Kế hoạch đầu tư

  • Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện, Sở Kế hoach và Đầu tư thông báo để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

BƯỚC 2:

Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Biên bản họp và quyết định của hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông;
  • Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Danh sách thành viên, cổ đông công ty; ( Mẫu I-6,I-7, I-8, I-9)
  • Hợp đồng chuyển nhượng và giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhânQuyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)
  • Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

Thời hạn giải quyết : 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

 Cơ quan tiến hành: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư nơi đặt trụ sở chính

Lưu ý: 

  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự
  • Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp không phải thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư đã thực hiện trước thời điểm nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

Thủ Tục Góp Vốn Của Nhà Đầu Tư Nước Ngoài

V.  KẾT QUẢ KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG BUSINESS

Sau khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Quý khách hàng sẽ nhận được kết quả công việc như sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông báo cơ quan quản lý thuế;
  • Dấu tròn;
  • Phiếu công bố mẫu dấu;
  • Hồ sơ lưu hành nội bộ Công ty;
  • Biên nhận công bố thành lập.

Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, chúng tôi sẽ tư vấn để tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp nhất.

=> Thêm một trường hợp khác, nếu bạn không muốn góp vốn vào một doanh nghiệp có sẵn tại Việt Nam, vẫn còn lựa chọn khác là với 100% vốn góp của nhà đầu tư là cá nhân/doanh nghiệp nước ngoài.

VI.   NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ TẠI DNG BUSINESS

Vì một thương hiệu DNG Business uy tín và thân thiện, DNG Business luôn cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với các giá trị như sau:

  • LINH HOẠT. Chúng tôi có kỹ năng làm việc qua email/zalo/điện thoại.
  • CHÍNH XÁC. Làm đúng nội dung, đúng trình tự và đúng phát luật.
  • PHÍ TỐT NHẤT. Khách hàng yên tâm với phí dịch vụ tốt nhất.
  • NHANH CHÓNG. Công việc tiến hành nhanh chóng và đúng hẹn.
  • TẬN NƠI. Chúng tôi không ngại di chuyển để hỗ trợ.
  • CHU ĐÁO. Tư vấn và nhắc nhở tận tình sau thành lập.
  • HẬU MÃI. Tư vấn miễn phí 12 tháng sau thành lập.
  • THÀNH CÔNG. DNG Business luôn theo đuổi cho đến thành công.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào Công ty Việt Nam.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình.