THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP

Thay đổi vốn điều lệ là loại hình dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh được sử dụng để giúp doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn hoặc tăng/giảm vốn hoạt động công ty phục vụ cho việc mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện cho phù hợp với tình hình phát triển hơn của doanh nghiệp.

888 casino 888 xin hướng dẫn các thủ tục Thủ tục thay đổi vốn điều lệ như sau:

I.  HÌNH THỨC TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ

1.  Hình thức tăng vốn điều lệ:

  • Tăng vốn góp của công ty
  • Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
  • Riêng đối với công ty cổ phần: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp (Theo quy định tại Thông tư 19/2003/TT-BTC):

+ Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn;;

+ Chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần;

+ Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu;

+ Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty;

+ Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.

2. Hình thức giảm vốn điều lệ

Đối với Công ty TNHH một thành viên:

Công ty TNHH một thành viên được giảm vốn điều lệ trong hai trường hợp sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi thực hiện góp vốn thành lập công ty

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được giảm vốn điều lệ theo một trong các hình thức sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại điều 52 Luật Doanh nghiệp 2014;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi thực hiện góp vốn thành lập công ty theo quy định tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp.

Đối với Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần có thể thực hiện giảm vốn điều lệ theo các hình thức sau:

  • Giảm vốn do không được các cổ đông thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp đầy đủ và đúng hạn:
  • Giảm vốn theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông:
  • Giảm vốn do công ty mua lại số cổ phần đã phát hành

       Có hai trường hợp công ty được mua lại cổ phần:

+ Trường hợp 1: Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông

+ Trường hợp 2: Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty

II.  THỦ TỤC THỰC HIỆN TĂNG/GIẢM VỐN ĐIỀU LỆ

BƯỚC 1: Doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

a. Thành phần hồ sơ,bao gồm:

1. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp về việc tăng/giảm vốn điều lệ;

2. Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông/Hội đồng thành viên đối với công ty cổ phần và công ty TNHH Hai thành viên; Quyết định của Chủ sở hữu Công ty đối với Công ty TNHH Một thành viên về việc tăng/giảm vốn điều lệ ;

+ Trường hợp Đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, đồng thời giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần:

  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần chào bán để tăng vốn điều lệ, trong đó nêu rõ số lượng cổ phần chào bán và giao Hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần;
  • Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc đăng ký tăng vốn điều lệ công ty sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.

3. Văn bản của Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Đầu tư;    

4. Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định Giảm vốn điều lệ. Báo cáo tài chính phải đảm bảo tiền mặt đủ để hoàn trả vốn góp cho các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác liên quan đến hoạt động của công ty cổ phần.

Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.

5. Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

6. Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có)

b. Số lượng hồ sơ thay đổi vốn điều lệ: 01 bộ

Khi sử dụng dịch vụ tại DNG Business, Chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng soạn thảo tất cả các giấy tờ, hồ sơ pháp lý.

BƯỚC 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả

Khi thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở Công ty.

Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ theo 02 cách:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Thành phố nơi công ty đặt trụ sở.

Cách 2: Nộp hồ sơ qua mạng điện tử

Lưu ý: Hiện tại đối với Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh yêu cầu các doanh nghiệp nộp hồ sơ 100% qua mạng.  Do đó nếu Công ty ở Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh thì quý khách hàng phải tiến hành nộp hồ sơ qua mạng.

Thời gian thực hiện thủ tục: 03-05 ngày làm việc.

Sau khi tiến hành thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cần tiến hành đăng bố cáo thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm>> Chi phí thay đổi vốn điều lệ Doanh nghiệp tại DNG Business

NHỮNG LƯU Ý KHI THAY ĐỔI VỐN ĐIỀU LỆ DOANH NGHIỆP

  • Việc tăng vốn điều lệ đơn giản hơn giảm vốn điều lệ doanh nghiệp. Khi tăng vốn điều lệ doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng về thời hạn và phương thức góp vốn, còn khi giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần cung cấp báo cáo tài chính tại thời điểm hiện tại đảm bảo đủ tiền mặt để thanh toán khoản vốn giảm, cũng như thanh toán các khoản nợ của công ty;
  • Vốn điều lệ của doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức thuế môn bài của doanh nghiệp, do đó khi doanh nghiệp có thay đổi điều lệ cần lưu ý có bị thay đổi bậc đóng thuế môn bài hay không? Trong trường hợp có thay đổi thuế môn bài doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục lập và nộp tờ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo.
  • Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành nghề đó. 

DỊCH VỤ THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DNG BUSINESS

  • Tư vấn những quy định pháp luật về việc thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
  • Tư vấn phương án tăng vốn từng loại hình công ty;
  • Soạn hồ sơ thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp;
  • Thay mặt khách hàng thực hiện toàn bộ thủ tục với cơ quan nhà nước liên quan tới thủ tục thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Hướng dẫn làm thủ tục khai thuế trong trường hợp tăng vốn làm thay đổi mức thuế môn bài.

NHỮNG LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY TẠI

Vì một thương hiệu DNG Business uy tín và thân thiện, DNG Business luôn cố gắng mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với các giá trị như sau:

  • LINH HOẠT. Chúng tôi có kỹ năng làm việc qua email/zalo/điện thoại.
  • CHÍNH XÁC. Làm đúng nội dung, đúng trình tự và đúng phát luật.
  • PHÍ TỐT NHẤT. Khách hàng yên tâm với phí dịch vụ tốt nhất.
  • NHANH CHÓNG. Công việc tiến hành nhanh chóng và đúng hẹn.
  • TẬN NƠI. Chúng tôi không ngại di chuyển để hỗ trợ.
  • CHU ĐÁO. Tư vấn và nhắc nhở tận tình sau thành lập.
  • HẬU MÃI. Tư vấn miễn phí 12 tháng sau thành lập.
  • THÀNH CÔNG. DNG Business luôn theo đuổi cho đến thành công.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về Thủ tục thay đổi Vốn điều lệ doanh nghiệp. Hãy liên hệ DNG Business qua HOTLINE 0915 888 404 hoặc 02363 707 404 để được tư vấn trực tiếp chuyên sâu và chính xác hơn đối với những thắc mắc về Thủ tục Thay đổi Vốn điều lệ Doanh nghiệp.

Chúc Quý Doanh nghiệp luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình. 

Xem thêm:

>> Thủ tục thay đổi địa chỉ công ty tại Đà Nẵng;

>> Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật.